• cây cảnh văn phòng
  • siêu thi cây xanh 2
  • siêu thi cây xanh

Cây thuốc nghệ đen


Tình trạng: Còn hàng

Quý khách hàng có thể xem thêm nhiều loại cây cảnh, cây cảnh văn phòng, cây cảnh trong nhà tại trang chủ của chúng tôi


Cây nghệ đen còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như  Nga truật, nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, tam nại, nghệ đăm Là cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Indonesia, là cây thân thảo thuộc họ gừng  zingiberaceae . Trong y học cổ truyền, thân rễ phơi khô của cây nghệ đen được gọi với tên là nga truật
Cây nghệ đen là loại cây thảo cao đến 1,5m, thân rễ hình nón, có khía chạy dọc. bẹ lá to ôm sát thân cây ở phía dưới, mặt trên lá có đốm tía, lá dài từ 30 - 60cm, rộng 8cm. Cuống ngắn hoặc không có.  Hoa mọc lên từ thân rễ , có màu vàng, cụm hoa tập trung thành bông hình trụ. Lá bắc phía dưới xanh nhợt, hình quả trứng hay hình mác tù, đầu lá màu đỏ. Về hình dáng, cây nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.

cây thuốc nghệ đen

Cây được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận sử dụng là thân, rễ tươi, khô  khi thu củ, củ vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm. Nên Thu hoạch nghệ đen vào đầu tháng 11 - 12. Củ thu hái về loại bỏ rễ con rửa sạch luộc chín, ngâm dấm. cách làm: mỗi  1kg nghệ đen cần 160ml dấm và nửa lít nước. cho tất cả vào nồi, đậy kín, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn hết nước, vớt củ nghệ ra  thái lát, phơi khô dùng dần.
Nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa các bệnh đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, bế kinh…Đây là vị thuốc chữa nhiều bệnh đường tiêu hóa; các bệnh chậm kinh, kinh không đều đặc biệt là bệnh đau co thắt do khí trệ. Tuy nhiên nghệ đen rất khó uống. Mùi vị của nó vừa đắng lại vừa ngang

cây thuốc nghệ đen

Cách trồng, chăm sóc cây nghệ đen

Cây nghệ đen rất dễ trồng, không cần chăm sóc gì nhiều. Miền Bắc nên trồng vào mùa xuân trong  khoảng tháng 2- tháng 4, khi tiết trời có mưa phùn. Miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 8, tùy từng vùng.

Nên Trồng nghệ đen sau những ngày có mưa, đất ẩm,  đào hốc sâu khoảng 10 cm, bằm đất dưới hố  thật nhỏ , rãi Basudin xuống hốc, đặt củ nghệ giống xuống,  đè cho tiếp xúc với đất rồi phủ lên một lớp phân hữu cơ dày 5-7 cm, phủ một lớp đất mỏng lên  trên, tưới đẩm rồi phủ lên một lớp rơm dầy giữ ẩm.

Khi mầm nghệ mọc ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho cây. khi cây có 3-4 cây con/bụi, cần vun gốc tiếp, lần này bỏ phân hữu cơ thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 2 cm.  Trong quá trình trồng cần thường xuyên loại bỏ cỏ dại , ngày tưới nước 2 lần

Nghệ đen rất dễ trồng, chăm sóc, lại có những công dụng tuyệt vời.

Một số bài thuốc dân gian từ cây nghệ đen

Co thắt đại tràng, khí trệ, đi ngoài ra máu: dùng nghệ đen 1 kg, tam lăng 500g, vừng đen 200g, đại hoàng 40g, tất cả nghiền thành bột trộn với mật o­ng ngày uống 40g chia 2 lần.
viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa kém, đầy hơi,  buồn nôn: Nghệ đen 1kg, ô tặc cốt 300g, sài hồ 200g đem tất cả rang vàng, nghiền thành bột trộn với mật o­ng. Ăn ngày 40g chia 2 lần. Uống trước khi ăn 30 phút. 
chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt,  hòa lẫn sữa, đun sôi khoảng 5 phút, thêm lượng ngưu hoàng bằng hạt gạo, hòa tan.  Uống nhiều lần trong ngày.
Chữa cam tích, trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, đi tiêu phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g, sắc uống ngày 1 thang.
Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, cam thảo, đương quy, hồi hương, thục địa, xuyên khung, bạch thược. Mỗi vị 40g tán thành bột mịn, ngày uống 8-12g.
Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, dùng nghệ đen sắc uống, hoặc dùng bột nghệ đen trộn với mật ong, hoặc dầu vừng đen uống cũng rất tốt.

LIÊN HỆ MUA HÀNG

Địa chỉ : Số 353 Trương Định - Hoàng Mai- Hà Nội

Hotline: 01699.616.628 / 0902.007668