Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc
10:08:00 22/08/2015
Cây phát lộc được xem là một trong những cây mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Cây phát lộc với đặc điểm có sức sống mạnh mẽ, dễ chăm sóc và đặc biệt phù hợp với phong thủy gia đình.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc.
1. Trồng cây phát lộc
Cây cảnh Đức Thắng Seed - Cây cảnh số một Việt Nam
Thông thường cây phát lộc sẽ phát triển tốt trong môi trường nước. Bạn nên chuẩn bị: lọ thủy tin, nước sạch, cây phát lộc và sỏi trang trí. Bỏ nước vào chậu, sau đó đặt cây vào và xếp sỏi xung quanh tạo thế đứng cho cây. Trồng cây phát lộc không khó, quan trọng là khâu chăm sóc sao cho hợp lý.
2. Chăm sóc cây phát lộc
- Nước: Để cây phát lộc phát triển, các tốt nhất là nên đặt cây trong trộng chứa khoảng 2,5cm nước cùng ít sỏi. Tuy nhiên không nên dùng nước có clo và các loại hóa chất khác. Bạn nên sử dụng nước đóng chai hoặc nước cất, nếu là nước máy phải để 24 giờ cho nước bay khí clos au đó mới dùng. Thay nước 1 lần/tuần.
Cây cảnh phát lộc thích hợp về bàn làm việc của bạn
- Ánh sáng: cây phát lộc được tìm thấy ở khu vực rừng nhiệt đới nên ưa sánh sáng. Tuy nhiên nên tránh ánh nắng trực tiếp vì như vậy sẽ làm cây dễ cháy lá. Nếu bạn thấy cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân giãn ra thì đó là cây đang thiếu ánh sáng tự nhiên, hãy đặt cây ở những nơi có ánh sáng như ban công, gần cửa sổ nhé.
- Nhiệt độ: Cây phát lộc thích hợp với nhiệt độ ấm áp, khoảng từ 36 - 50 độ C. Lưu ý không để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.
- Phân bón: Cây phát lộc trồng trong nước cần bổ sung dạng phân bón dung dịch mỗi tháng một lần. Với dạng phân bón dung dịch này, bạn có thể mua tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, loại phân bón chuyên dùng cho cây phát lộc.
- Sâu bệnh: Nếu dùng nước có clo thì cây dễ chết. Nếu phát hiện cây có rễ màu đen, nên loại bỏ để tránh vi khuẩn ảnh hưởng đến cả cây. Tốt nhất là nên thay nước mỗi tuần một lần với nước cất hoặc nước sạch. Nếu thấy tảo bắt đầu xuất hiện thì nên làm sạch chậu cây. Với sâu bọ, bạn có thể tiến hành bắt sâu bọ thường xuyên.
- Cắt tỉa và tạo dáng cho cây phát lộc: Cắt tỉa cho cây phát lộc tức là tạo dáng cho cây. Cây phát lộc được uốn bằng cách xoay cây non trước ánh sáng, cây sẽ phát triển tự nhiên hướng về phía ánh sáng. Thân của loại cây này thường tự mọc ra từ bên hông, tạo thành những hình xoắn ốc đặc trưng.
Khi cắt tỉa chú ý không cắt cành chính mà chỉ nên cắt bỏ những cành khô héo. Bạn có thể tỉa khaongr 3 – 5cm đối với cành chính. Sau khi cắt tỉa nên bôi dung dịch parafin lên chỗ cắt tỉa sẽ giúp chỗ cắt tía lâu mọc nhánh.
Khi đó, đừng ném các cành đã cẳt bỏ, hãy giữ lại chúng để nhân giống thêm một cây phát lộc khác. Nếu vì một lí do nào đó, bạn muốn cắt tỉa cành chính, thì ngay dưới vị trí cắt tỉa sẽ mọc ra chồi non mới và có thể sẽ phân nhánh thành một cây con.
Đây là những thông tin cơ bản về quy trình trồng cây phát lộc hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc cây. Để tham khảo dáng cây phát lộc cũng như lựa chọn cho mình chậu cây phát lộc như ý, bạn có thể liên hệ tới http://sieuthicayxanh.vn để được tư vấn cụ thể hơn.
Quý khách gọi điện vào số 0997007668 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.