Cây giống Na không hạt
Giá: | 25,000 |
---|---|
Tình trạng: | Còn hàng |
Nhiều người sẽ rất lạ lẫm khi nghe đến giống na không hạt. Na không hạt là một loại cây mới được xuất hiện ở Việt Nam với tên gọi khác là mãng cầu dai. Na không hạt có đặc điểm là trái và lá to hơn, quả hoàn toàn không có hạt.
Na không hạt được nhiều người ưa thích vì độ ngọt thanh, có vụ chua, lại có mù thơm. Na không hạt được đánh giá là giàu sinh tố, giàu khoáng chất, nhiều đường, canxi, lân, rất giàu các loại vitamin trừ vitamin A.
Cây giống - Siêu thị cung cấp cây giống trên toàn quốc
1. Đặc điểm chung của na không hạt
Na không hạt là một trong những giống cây phổ biến ở châu Á. Khả năng thích ứng của na không hạt rất cao nên có thể trồng bằng đất cat ven biển miền Nam Trung Bộ cũng được. Đặc biệt, có khả năng chịu được mùa khô khắc nghiệt, không cần tưới. Một trái lớn nặng khoảng 150 - 250 g, có 65 - 70% cơm vừa một người ăn, do đó dễ bán.
Đất thích hợp chọn na không hạt phát triển đó là đất thoáng, không ngập úng. Phân bón thích hợp là phân chuồng hoai mục, kali. Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng mãng cầu dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
2. Trồng na không hạt
- Cây giống: Na không hạt chủ yếu gieo bằng hạt. Tuy nhiên, không gieo trực tiếp xuống đất là tiến hành ươm bầu, sau đó đánh bầu đi trồng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Khi ươm bầu, chú ý lựa chọn hạt giống tốt, đất dinh dưỡng để trồng. Bỏ đất vào bầu, sau đó tiến hành ươm hạt lên đất. Gieo hạt trong bầu cho đến khi cây khoảng 1 năm tuổi, lúc đó mới tiến hành trồng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán cây con, bạn có thể tìm đến các địa chỉ uy tín đẻ mua cây giống na không hạt.
- Chuấn bị đất và hố khi trồng: Có thể dùng đất cát ven biển để trồng na không hạt. Trước khi trồng nên đào hố, sau đó đặt bầu cây giống xuống và lấp đất. Tưới ướt xung quanh gốc sẽ giúp cây nhanh phát triển.
3. Chăm sóc na không hạt
- Tưới nước: Với na không hạt, chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nhất là khi nắng hạn, cũng cấp đủ nước sẽ giúp cây tránh tình trạng héo úa. Khi cây đã ra trái thì cần bổ sung nhiều nước hơn.
- Bón phân: Trước khi trồng, lót phân chuồng hoai mục xuống hố. 2 tháng sau kể từ khi trồng sẽ tiến hành bón thêm kali, NPK cho cây. Với phân chuồng, bạn nên bón trước mùa mưa và sau khi thu trái.
Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi cho mỗi cây, và sau đó tăng lượng phân bón theo từng năm.
- Thu phấn cho hoa: Vào thời điểm 8 – 9 giờ sáng, bạn dùng bút long hoặc chổi quét lên nhị đực của hoa,sau đó quét lên đầu nhụy của hoa cái để thụ phấn. Nhiều nơi trồng với diện tích lớn, thường tiến hành nuôi ong ghép, ong sẽ thụ phấn giúp cây, cho năng suất cao hơn.
- Sâu bệnh: Na không hạt thường bị rệp sáp tấn công. Khi cây chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Đến lúc cây có trái, rệp sáp sẽ tấn công và hút nhựa cây. Trong trường hợp này có thể dùng thuốc thuốc Bi 58ND, Applaud, Mipcin để đặc trị. Tuy nhiên, nên sử dụng sau khi đã thu hoạch.
- Với na giống không hạt, khi bạn thu hoạch và vận chuyển đi xa thì nên thu hoạch quả gần chín, lót lá hoặc giấy để bảo quản, như vậy quả sẽ không bị hỏng.
Hi vọng những thông tin cơ bản về kỹ thuật chăm sóc và gieo trồng na không hạt sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, cải thiện phương pháp trồng, giúp tăng năng suất. Chúc các bạn trồng thành công na không hạt trong khu vườn của mình.
Quý khách gọi điện vào số 0997007668 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.